Con trai cả của tỷ phú Murdoch vừa trả 150 triệu USD (hơn 3,4 nghìn tỷ đồng) cho một siêu biệt thự ở khu phố Los Angeles Bel Air. Đây được cho là ngôi nhà đắt nhất từng được bán trong thành phố này.
Murdoch – con trai cả của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, được cho là đã trả 150 triệu USD cho một siêu biệt thự ở khu phố Los Angeles Bel Air.
Siêu biệt thự này rộng 10 mẫu được bán bởi cố lãnh đạo A. Jerrold Perenchio, người đã mất năm 2017, từng là chủ tịch và CEO của Univision.
Siêu biệt thự này được gọi là Chartwell, có một bề dày lịch sử lâu đời. Biệt thự này đã được sử đụng để quay phim truyền hình trực tuyến nổi tiếng The Beverly Hillbillies.
Được xây dựng vào những năm 1930 và sau đó thuộc sở hữu của chủ khách sạn Chicago, Arnold Kirkeby. Cựu chủ tịch Perenchio đã mua nó vào năm 1986 với giá 14 triệu USD và theo thời gian, ông đã mua thêm ba lô đất liền kề.
Siêu biệt thự này ban đầu được treo giá 350 triệu USD, nhưng đã giảm giá xuống còn 195 triệu USD vào tháng Tám.
Khu nhà chính rộng hơn 2300 m2 có 11 phòng ngủ, 18 phòng tắm và mặt tiền được xây dựng bằng đá vôi. Ngôi nhà ban đầu được thiết kế bởi kiến trúc sư Los Angeles Sumner Spaulding và hoàn thành vào năm 1935.
Ngay sau khi mua được biệt thự Chartwell vào năm 1986, ông Perenchio đã thực hiện một cuộc cải tạo toàn bộ nội thất mà phải mất tới 5 năm để hoàn thành. Trong thời gian đó, ông cũng đã mở rộng diện tích của bất động sản lên hơn 10 mẫu bằng cách mua và kết hợp ba lô đất lân cận.
Một trong những lô đất đó bao gồm một ngôi nhà mà ông Perenchio chuyển đổi thành nhà nghỉ cho khách rộng 529m2, lô thứ hai đã bị phá hủy để nhường chỗ cho một con đường lái xe, và lô thứ ba đã bị san phẳng để trở thành sân bay trực thăng.
Vị chủ tịch của Univision đã tô điểm cho nơi ở chính của mình bằng đồ nội thất và đồ cổ quý hiếm ở châu Âu mà ông đã thu thập được trong nhiều năm, bao gồm cả bộ sưu tập nghệ thuật tư nhân trị giá hàng trăm triệu đô la. Bộ sưu tập đã được trao tặng cho Bảo tàng Nghệ thuật Los Angeles sau khi ông qua đời.
Qua cổng sắt của Đường 875 Nimes là một đường lái xe quanh co được bao quanh bởi những cây xanh tươi tốt dẫn đến lối vào mang tính biểu tượng của dinh thự chính.
Qua các cửa trước và qua lối vào chính là một phòng khách mở rộng, được thiết kế bởi nhà thiết kế nội thất người Pháp quá cố Henri Samuel. Samuel đã cải tạo tất cả các căn phòng trong nhà vào cuối những năm 1980.
Khu vực thư giãn ngoài trời có tầm nhìn ngoạn mục ra sân sau, bao gồm một đài phun nước lớn và hai hàng cây hai bên.
Khu vực phòng thay đồ và phòng ngủ chính của khu biệt thự cũng được thiết kế đẹp “ngoạn mục”.
Phòng ăn chính của gia đình – có những nội thất được nhập từ châu Âu và có từ giữa những năm 1700.
Thùy Dung
Theo CNBC
Nguồn bài viết: Dân Trí