Mọi tranh chấp đất đai đều phải hòa giải tại UBND xã

203

Đất đai là tài sản có giá trị rất lớn, trong quá trình sử dụng, sở hữu khó tránh những phát sinh tranh chấp. Lĩnh vực đất đai là một trong lĩnh vực rất khó và phức tạp, những tranh chấp đất đai thường khó xử lý và bị kéo dài thời gian giải quyết. Do đó, trong việc giải quyết tranh chấp đất đai nhà nước luôn khuyến khích sự thương lượng hòa giải.

– Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. – Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013

– Khi xảy ra tranh chấp, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải. (Theo khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013)

– Hòa giải tại UBND xã có thể xảy ra 2 trường hợp hòa giải thành và hòa giải không thành. trường hợp hoa giải không thành thì tiếp tục được giải quyết như sau:

+  Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết (khởi kiện tại Toàn án)

+  Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục hành chính hoặc tố tụng dân sự(khởi kiện tại tòa án nhân dân nơi có đất đang tranh chấp).

– Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBDN cấp xã nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.

Kết luận: mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp, nếu không hòa giải tại UBND cấp xã thì sẽ không được quyền khởi kiện tại tòa án hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

Lưu ý:

– Khi xảy ra tranh chấp đất đai, cần phải xác định đó là tranh chấp đất đai hay tranh chấp liên quan đến đất đai, vì mỗi loại tranh chấp có thủ tục giải giải quyết  khác nhau

– Về tranh chấp liên quan đến đất đai (Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất…) thì thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp không phải là điều khởi kiện vụ án (không cần hòa giải tại UBND cấp xã). – khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

– Khi xảy ra tranh chấp đất liên quan đến đất đai như là giao dịch (mua bán nhà đất), thừa kế quyền sử dụng đất…thì sẽ không giải quyết theo quy định của Luật Đất đai (không phải hòa giải tại UBND cấp xã) mà các bên sẽ tự hòa giải, thương lượng hoặc khởi kiện tại Toàn án.