Những tín hiệu lạc quan giúp thị trường BĐS phục hồi nhanh sau dịch Covid-19

113

Lãi suất ngân hàng giảm, dòng tiền của kiều hối hồi hương… được xem là những tín hiệu khả quan cho thị trường BĐS nửa cuối năm 2020.

Lãi suất ngân hàng giảm, bất động sản có thể được hưởng lợi

Ngày 17/3/2020, các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Việc các ngân hàng ồ ạt giảm lãi suất tiền gửi đã tác động đến tâm lý nhiều nhà đầu tư.

Trong bối cảnh lãi suất tiền gửi giảm, giá vàng lên xuống thất thường, chứng khoán lao dốc… bởi Covid-19, thị trường BĐS lại được xem là kênh “ăn chắc mặc bền” vì nhu cầu luôn hiện hữu.

Theo ghi nhận, mới đây đã có hiện tượng NĐT rút tiền ngân hàng để bỏ vào đất và chờ cơ hội khi dịch đi qua.

Xu hướng hồi hương tránh dịch Covid-19 của kiều bào

Khi các quốc gia khác bao gồm cả những đất nước có nền kinh tế phát triển đang căng mình hoặc thậm chí đang “vỡ trận” trong cuộc chiến chống Covid-19 thì những ngày qua, hàng chục nghìn kiều bào hồi hương như trở về với một nơi an bình nhất, cho thấy niềm tin tuyệt đối của kiều bào đối với quê nhà.

z1726676284341785aedd53e69d8953b50e5ae582ec760-158571179905063275452-crop-1585711808027419291830-15857244858011851686548-15857245051431793718970

Lượng kiều hối của Việt nam ba năm liên tiếp trong top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới, với 16.7 tỉ USD trong năm 2019, 15.9 tỉ USD năm 2018 và 13.8 tỉ USD năm 2017 theo đường chính thức. Đối với các kiều bào, dịch Covid-19 có thể được xem là phép thử đối với kinh tế, môi trường sống tại nước nhà, có tác động rõ nét đến các quyết định đầu tư. Với 5 triệu kiều bào trên khắp thế giới, sau dịch bệnh kết thúc, dự kiến sẽ có làn sóng đầu tư BĐS mới từ kiều bào khi lượng người về Việt Nam tránh dịch ngày càng tăng.

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát dịch tốt như hiện nay và vượt qua dịch bệnh sẽ là điểm sáng an toàn về dịch tễ lẫn kinh tế, chính trị thu hút kiều bào về nước đầu tư cũng như người nước ngoài đến sinh sống và làm việc.

Hiệp định EVFTA: BĐS công nghiệp hưởng lợi, kéo theo BĐS nhà ở phát triển theo

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), đã được thông qua trong tháng 2 và dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2020, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực công nghiệp và xuất khẩu tại Việt Nam thông qua việc gỡ bỏ 99% thuế quan với hàng hóa.

khu-cong-nghiep-15857297415621093158197-1585736677716833763672

Đối với nhà đầu tư, việc được gỡ bỏ hàng rào thuế quan đã mở ra một thị trường rộng lớn cho việc trao đổi hàng hóa, thương mại, mở rộng đầu tư, giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, sản xuất tại Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình chính trị – an ninh thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, cùng với bối cảnh dịch bệnh do virus Corona chủng mới xuất hiện, Hiệp định EVFTA giúp Việt Nam có điều kiện nâng cao nội lực, hỗ trợ cho tăng trưởng, bù lại phần thiếu hụt do tác động tiêu cực từ dịch virus Corona gây ra.

Đối với lĩnh vực BĐS, nhóm BĐS công nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ làn sóng chuyển dịch địa bàn sản xuất của các tập đoàn quốc tế, kéo theo đó là sự đầu tư về hạ tầng và sự phát triển các đô thị vệ tinh. Bên cạnh đó, nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia cũng là một điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh về thị trường BĐS Việt Nam nói chung.

Hạ Vy/Nhịp sống kinh tế