Vì mang giá trị cao và đóng vai trò quan trọng trong khối tài sản của mỗi người, nên thông thường các tranh chấp về đất đai diễn ra khá phổ biến. Quy trình giải quyết cũng nhiều bước và khá chặt chẽ. Một trong những bước quan trọng và buộc phải có trong giải quyết tranh chấp đất đai là hòa giải.
Thông thường, khi có tranh chấp đất đai xảy ra, các bên tranh chấp sẽ tiến hành hòa giải ở cấp cơ sở (tổ dân phố). Trong những quy định của Luật đất đai 2013 cũng khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải ở cấp cơ sở. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng hòa giải thành công ở cấp cơ sở, hoặc hòa giải thành công nhưng có một bên không thực hiện theo biên bản hoài giải. Trong những trường hộ này, một hoặc các bên tranh chấp có quyền gửi đớn tới UBND cấp phường, xã – nơi có đất tranh chấp để giải quyết. Sau khi những được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp phường, xã sẽ thực hiện các bước như sau:
1. Thẩm tra, xác minh:
Trong bước này, UBND cấp phường, xã sẽ thành lập một ban thẩm tra, xác minh và tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập các giấy tờ, tài liệu cần thiết có liên quan đến tranh chấp do các bên cung cấp. Các tài liệu có thể là về nguồn gốc đát, quá trình sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất, vv…
2. Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp:
Các thành phần trong Hội đồng này bao gồm:
– Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng
– Đại diện Ủy ban Mạt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn
– Tổ trưởng tổ dân phố (đối với khu vực đô thị); trưởng thôn, ấp (đối với khi vực nông thôn)
– Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đới tại xã, phường thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó
– Cán bộ địa chính, các bộ tư pháp xã, phường, thị trấn
3.Tổ chức cuộc họp hòa giải:
Trong cuộc hợp này phải sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được thực hiện khi các bên tranh chấp đều có mặt, nếu một trong các nêm tranh chấp không có mặt đến lần thứ 02, thì xem như việc hòa giải không thành. Đồng thời, nội dung liên quan đến buổi hòa giải cần được lưu lại một cách đầu đủ, cẩn thận trong biên bản hòa giải.
4. Lập biên bải hòa giải tranh chấp đất đai
Đây là vấn đề khá quan trọng trong buổi hòa giải, là căn cứ để các bên tranh chấp thực hiện. Vì thế, cần được lập một cách đầy đủ và chi tiết bao gồm các nội dung cơ bản sau:
– Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải
– Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấpm nguyên nhân phát sinh tranh chấp
– Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai
– Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận thầnh công hoặc không thỏa thuận
Lưu ý:
– Trong biên bản cần có đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng đấu của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.
– Phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
– Sau 10 ngày, kể từ ngày thành lập biên bản hòa giải, nếu các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất được ghi trong biên bản hòa giải, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản khác hòa giải thành hoặc không thành.
– Nếu hòa giải thành, nhưng lại có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất hoặc chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã cần phải gửi biên bản hòa giải thành đếncó quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại khoản 5, Điều 202, Luật Đất đai 2013.